Ngay từ năm cuối cấp THPT, việc chọn ngành học với nhiều học sinh còn chưa đúng đắn. Có những bạn chỉ chọn vì lực học bản thân có thể đáp ứng độ khó khi thi vào ngành học, hay vì vào ngành học đó thì ra trường gia đình dễ xin việc, thậm chí chỉ vì ý thích nhất thời …
Nhiều học sinh đứng trước ngưỡng cửa đại học không có sự hình dung đầy đủ về nghề nghiệp sẽ làm trong tương lai, mặt khác lại không có người từng trải giúp đỡ hướng nghiệp một cách đúng đắn.Thành thử, dù đã cầm tấm bằng cử nhân, nhưng không ít bạn trẻ phải ngậm ngùi chia tay với những kiến thức đã dùi mài để làm trái ngành, trái nghề.
Có không ít cử nhân, ngoài lý do chưa xin được việc làm theo đúng chuyên ngành đã học, sau khi tốt nghiệp ra trường lại nhận ra rằng việc học ở giảng đường và thực tế là một khoảng cách, sự nhận biết về chuyên ngành học đã không đúng như thực tế đòi hỏi, thành thử tìm việc làm đúng nghề đúng nghiệp quá khó. Tấm bằng ĐH lúc ấy trở nên vô nghĩa trong hồ sơ xin việc.
Chọn nghề - không thể dựa vào sở thích nhất thời |
Theo một số liệu của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Tp. Hồ Chí Minh, có khoảng 30% sinh viên, học sinh tốt nghiệp ra trường có ý định làm việc lâu dài, 30% muốn tìm việc làm khác, 40% chưa xác định mục tiêu nghề nghiệp.
N. B. Ngọc (nhân viên phòng nhân sự của một công ty xây dựng) đã có trong tay tấm bằng cử nhân báo chí hạng khá, nhưng một thanh niên ngoại tỉnh như Ngọc cố bám trụ ở Hà Nội, phải thuê nhà ở và tự đi xin việc (thì theo kinh nghiệm từ bạn bè cùng khoá, cũng như tự bản thân Ngọc nhìn ra) thật khó len chân vào một toà soạn báo, nếu khả năng làm việc thực tế không giỏi và không có người thân nâng đỡ, dìu dắt. Vừa ra trường được 3 tháng Ngọc đã quyết định vào làm việc ở một lĩnh vực hoàn toàn xa lạ. Ngành xây dựng với những khối công việc văn phòng ban đầu khá khó khăn đối với một cử nhân báo chí chỉ từng học làm quen với “thông tin”, “con chữ”… Ngày đi làm, tối đi học, sau 5 năm, hiện Ngọc đã có một vị trí yên ổn trong phòng nhân sự của công ty xây dựng nhà nước, có thêm bằng tại chức ngoại ngữ và đang hoàn thành bằng cử nhân quản trị kinh doanh. Nhắc lại tấm bằng cử nhân báo chí, Ngọc hơi chạnh buồn, đúng là phí hoài 4 năm theo đuổi. Nhưng bây giờ Ngọc lại thấy công việc đang làm có vẻ phù hợp hơn việc làm một phóng viên lông nhông vác máy đi ghi hình, chưa kể sự bon chen và hàng núi chuyện thị phi mà một cô gái tỉnh lẻ quen sống khép mình rất ngại va chạm. Tâm sự về công việc, Ngọc nói: “Nếu được quay trở lại thời điểm chọn trường thi đại học, chắc hẳn Ngọc đã có lựa chọn khác”.
Trước thực trạng, không ít sinh viên tốt nghiệp đại học, thậm chí tốt nghiệp loại khá, cũng khó khăn khi xin việc, nhiều bậc phụ huynh và học sinh lớp 12 trước ngưỡng cửa lựa chọn nghề nghiệp tương lai dù chưa chạm chân tới cánh cửa ĐH, nhưng đã lo ra trường xin vào cơ quan nào. Thậm chí, nhiều gia đình sẵn sàng chịu tốn kém nếu được đào tạo có địa chỉ (đào tạo theo chỉ tiêu của cơ sở sử dụng lao động). Những mối quan hệ để có sẵn một chỗ làm việc tốt sau khi ra trường luôn được các vị phụ huynh, học sinh cuối cấp và sinh viên ĐH quan tâm. Nhưng thực tế này lại khiến nhiều bạn trẻ không tự chủ động được việc học và sự chuẩn bị cho một công việc trong tương lai. Học theo sự “sắp xếp” từ trước của gia đình và người thân có thể khiến bạn trẻ không theo đuổi được nghề nghiệp mà mình yêu thích hoặc lĩnh vực có năng khiếu.
Ở các trường THPT hiện nay, học sinh lớp 12 thường được nhà trường đặt quan tâm hàng đầu là làm sao hoàn thành tốt việc tốt nghiệp bậc học, chứ không mấy trường tập trung vào vấn đề hướng nghiệp cho học sinh. Trong khi đó, ở các trường ĐH và CĐ, thường chỉ khi đã là sinh viên trong trường thì mới có một số câu lạc bộ, đoàn thể tổ chức các hoạt động giúp sinh viên nhìn thấy hay làm quen với công việc thực tế rất ít sự gắn kết giữa trường ĐH, CĐ với trường THPT trong việc tư vấn chọn trường, chọn nghề. Thông tin về các khoa, trường đào tạo các ngành nghề đến tai, tới mắt học sinh THPT thường rất chung chung. Có những thí sinh thi đại học, thậm chí kể cả sinh viên đang học trong trường CĐ, ĐH chưa hề nhìn thấy công việc thực tế sẽ làm sau khi tốt nghiệp ra trường, chỉ tới khi đi thực tập nhiều bạn trẻ mới “vỡ lẽ”: à! hoá ra chuyên ngành mình đã học sẽ làm công việc như vậy.
N.N. Phương (nhân viên lưu trữ của cơ quan thông tấn) vốn được coi là có năng khiếu vẽ vời, thích trở thành nhà tạo mốt, Phương đã quyết định thi vào ngành thiết kế thời trang của một trường ĐH. Những năm học khá suôn sẻ, mặc dù với hoàn cảnh kinh tế gia đình khá khó khăn, nhưng bố mẹ Phương vẫn cố thu xếp mọi khoản tiền học giúp con thực hiện được ước mơ trở thành một designer, Phương cũng xin thực tập ở Viện thiết kế… Nhưng khi chuẩn bị tốt nghiệp ra trường, nhìn một số bạn cùng khoá đua nhau chuẩn bị mở công ty thời trang, xin vào các hãng thời trang lớn, hay chí ít không có mối quan hệ để xin việc thì cũng mở một cửa hàng chuyên thiết kế model… Phương mới hiểu rằng khả năng của bản thân và kinh tế của gia đình không đủ sức để lọt vào làng thời trang đang cạnh tranh khốc liệt- nơi đang có rất nhiều desingner trẻ tài năng và giàu tiềm lực. Gần 1 năm làm thuê cho chính bạn học (chủ công ty thiết kế thời trang tư nhân có tiếng ở Hà Nội), cuối cùng Phương đã chấp nhận bỏ hẳn nghề nghiệp đã học và ước mơ trở thành nhà thiết kế thời trang để làm nhân viên lưu trữ. Cũng như Phương, những bạn trẻ đang đứng trước ngưỡng cửa ĐH nếu không tự nhìn nhận ngành học lựa chọn có phù hợp với khả năng bản thân và điều kiện kinh tế gia đình hay không thì rất có thể sẽ vấp phải khó khăn khi tốt nghiệp ra trường, đi xin việc. Nếu lựa chọn không đúng, thậm chí 3, 4, 5 năm học CĐ, ĐH khá tốn kém tiền bạc, lãng phí thời gian… sẽ không thiết thực.
N. B. Ngọc (nhân viên phòng nhân sự của một công ty xây dựng) đã có trong tay tấm bằng cử nhân báo chí hạng khá, nhưng một thanh niên ngoại tỉnh như Ngọc cố bám trụ ở Hà Nội, phải thuê nhà ở và tự đi xin việc (thì theo kinh nghiệm từ bạn bè cùng khoá, cũng như tự bản thân Ngọc nhìn ra) thật khó len chân vào một toà soạn báo, nếu khả năng làm việc thực tế không giỏi và không có người thân nâng đỡ, dìu dắt. Vừa ra trường được 3 tháng Ngọc đã quyết định vào làm việc ở một lĩnh vực hoàn toàn xa lạ. Ngành xây dựng với những khối công việc văn phòng ban đầu khá khó khăn đối với một cử nhân báo chí chỉ từng học làm quen với “thông tin”, “con chữ”… Ngày đi làm, tối đi học, sau 5 năm, hiện Ngọc đã có một vị trí yên ổn trong phòng nhân sự của công ty xây dựng nhà nước, có thêm bằng tại chức ngoại ngữ và đang hoàn thành bằng cử nhân quản trị kinh doanh. Nhắc lại tấm bằng cử nhân báo chí, Ngọc hơi chạnh buồn, đúng là phí hoài 4 năm theo đuổi. Nhưng bây giờ Ngọc lại thấy công việc đang làm có vẻ phù hợp hơn việc làm một phóng viên lông nhông vác máy đi ghi hình, chưa kể sự bon chen và hàng núi chuyện thị phi mà một cô gái tỉnh lẻ quen sống khép mình rất ngại va chạm. Tâm sự về công việc, Ngọc nói: “Nếu được quay trở lại thời điểm chọn trường thi đại học, chắc hẳn Ngọc đã có lựa chọn khác”.
Trước thực trạng, không ít sinh viên tốt nghiệp đại học, thậm chí tốt nghiệp loại khá, cũng khó khăn khi xin việc, nhiều bậc phụ huynh và học sinh lớp 12 trước ngưỡng cửa lựa chọn nghề nghiệp tương lai dù chưa chạm chân tới cánh cửa ĐH, nhưng đã lo ra trường xin vào cơ quan nào. Thậm chí, nhiều gia đình sẵn sàng chịu tốn kém nếu được đào tạo có địa chỉ (đào tạo theo chỉ tiêu của cơ sở sử dụng lao động). Những mối quan hệ để có sẵn một chỗ làm việc tốt sau khi ra trường luôn được các vị phụ huynh, học sinh cuối cấp và sinh viên ĐH quan tâm. Nhưng thực tế này lại khiến nhiều bạn trẻ không tự chủ động được việc học và sự chuẩn bị cho một công việc trong tương lai. Học theo sự “sắp xếp” từ trước của gia đình và người thân có thể khiến bạn trẻ không theo đuổi được nghề nghiệp mà mình yêu thích hoặc lĩnh vực có năng khiếu.
Ở các trường THPT hiện nay, học sinh lớp 12 thường được nhà trường đặt quan tâm hàng đầu là làm sao hoàn thành tốt việc tốt nghiệp bậc học, chứ không mấy trường tập trung vào vấn đề hướng nghiệp cho học sinh. Trong khi đó, ở các trường ĐH và CĐ, thường chỉ khi đã là sinh viên trong trường thì mới có một số câu lạc bộ, đoàn thể tổ chức các hoạt động giúp sinh viên nhìn thấy hay làm quen với công việc thực tế rất ít sự gắn kết giữa trường ĐH, CĐ với trường THPT trong việc tư vấn chọn trường, chọn nghề. Thông tin về các khoa, trường đào tạo các ngành nghề đến tai, tới mắt học sinh THPT thường rất chung chung. Có những thí sinh thi đại học, thậm chí kể cả sinh viên đang học trong trường CĐ, ĐH chưa hề nhìn thấy công việc thực tế sẽ làm sau khi tốt nghiệp ra trường, chỉ tới khi đi thực tập nhiều bạn trẻ mới “vỡ lẽ”: à! hoá ra chuyên ngành mình đã học sẽ làm công việc như vậy.
N.N. Phương (nhân viên lưu trữ của cơ quan thông tấn) vốn được coi là có năng khiếu vẽ vời, thích trở thành nhà tạo mốt, Phương đã quyết định thi vào ngành thiết kế thời trang của một trường ĐH. Những năm học khá suôn sẻ, mặc dù với hoàn cảnh kinh tế gia đình khá khó khăn, nhưng bố mẹ Phương vẫn cố thu xếp mọi khoản tiền học giúp con thực hiện được ước mơ trở thành một designer, Phương cũng xin thực tập ở Viện thiết kế… Nhưng khi chuẩn bị tốt nghiệp ra trường, nhìn một số bạn cùng khoá đua nhau chuẩn bị mở công ty thời trang, xin vào các hãng thời trang lớn, hay chí ít không có mối quan hệ để xin việc thì cũng mở một cửa hàng chuyên thiết kế model… Phương mới hiểu rằng khả năng của bản thân và kinh tế của gia đình không đủ sức để lọt vào làng thời trang đang cạnh tranh khốc liệt- nơi đang có rất nhiều desingner trẻ tài năng và giàu tiềm lực. Gần 1 năm làm thuê cho chính bạn học (chủ công ty thiết kế thời trang tư nhân có tiếng ở Hà Nội), cuối cùng Phương đã chấp nhận bỏ hẳn nghề nghiệp đã học và ước mơ trở thành nhà thiết kế thời trang để làm nhân viên lưu trữ. Cũng như Phương, những bạn trẻ đang đứng trước ngưỡng cửa ĐH nếu không tự nhìn nhận ngành học lựa chọn có phù hợp với khả năng bản thân và điều kiện kinh tế gia đình hay không thì rất có thể sẽ vấp phải khó khăn khi tốt nghiệp ra trường, đi xin việc. Nếu lựa chọn không đúng, thậm chí 3, 4, 5 năm học CĐ, ĐH khá tốn kém tiền bạc, lãng phí thời gian… sẽ không thiết thực.
No comments: